Trứng gà là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của con người. Đặc biệt ăn trứng gà vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, giúp bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết, phòng ngừa được bệnh tật. Tuy nhiên, bạn không nên ăn trứng quá lâu có thể gây tác dụng ngược lại, làm hại cơ thể. Và hôm nay toptacdung.com sẽ tư vấn giúp các bạn trứng gà để được bao lâu? 10 cách bảo quản nên học. Mời hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Toc
Ăn trứng gà buổi sáng có tác dụng gì?
Bổ sung dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng gà là thực phẩm chứa lượng protein dồi dào gấp hai lần hải sâm. Ăn trứng vào buổi sáng giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng và đảm bảo cho một ngày làm việc hiệu quả. Hơn nữa, giá thành của trứng gà cũng tương đối rẻ nên đây là loại thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng của bạn. Ngoài ra, cũng nhờ dinh dưỡng cao nên tác dụng uống bia với trứng gà cũng khá hiệu quả dành cho những bạn muốn tăng cân đấy.
Giảm mỡ máu
Trong trứng gà có chứa chất lecithin có tác dụng giúp tuần hoàn thanh lọc các chất mỡ có trong cơ thể, hỗ trợ hiệu quả giảm mỡ máu. Ăn trứng gà vào bữa sáng rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Ngăn ngừa bệnh tim
Trong lòng đỏ trứng gà có thành phần chất béo không bão hòa và axit béo. Trong đó, có chất omega 9 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim khá hiệu quả. Vì thế, bạn nên bổ sung món trứng luộc vào bữa sáng của mình nhé.
Thanh nhiệt, bổ máu
Theo y học, trứng gà có khả năng cân bằng rất tốt. Lòng trắng trứng mang tính hàn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể người. Còn lòng đỏ có tính ôn, giúp bổ huyết.
Bảo vệ thị lực
Ăn trứng gà giúp bảo vệ thị lực chống lại các tia cực tím. Bởi lòng đỏ trứng chứa hai chất lutein và zeaxanthin là chất chống oxi hóa cực kỳ tốt. Vì thế, hãy ăn trứng gà vào buổi sáng để giúp mắt của bạn hạn chế rủi ro bị cận thị.
Bảo vệ gan
Theo chuyên gia cho biết, protein có trong trứng gà có tác dụng hồi phục tổn thương của tế bào gan. Mặt khác, trong lòng đỏ chứa chất lecithin có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào gan. Điều này giúp cơ thể được nâng cao khả năng chuyển hóa và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Phòng và điều trị xơ vữa động mạch
Trong trứng gà có các dưỡng chất rất tốt cho người bị xơ vữa động mạch. Ăn trứng gà vào bữa sáng giúp tăng hàm lượng cholesterol trong máu của người bệnh. Điều này đã được các chuyên gia y tế và dinh dương Mỹ thử nghiệm và chứng minh thành công.
Phòng ngừa ung thư
Trứng gà có chứa vitamin B2 dồi dào và nhiều khoáng chất như nguyên tố vi lượng selen. Những chất này có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
1. https://toptacdung.com/archive/3975/
2. https://toptacdung.com/archive/1171/
3. https://toptacdung.com/archive/2315/
Làm chậm quá trình lão hóa
Mỗi ngày ăn một quả trứng gà không những bổ sung dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Đặc biệt các chị em nên ăn trứng đều đặn để kéo dài tuổi thanh xuân của mình.
Ngăn chặn bệnh mất trí nhớ của người già
Trong lòng đỏ trứng gà có chất lecithin, và các sắc tố vàng rất tốt cho hệ thống thần kinh của cơ thể, giúp tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ. Đặc biệt nó có tác dụng ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người già.
Trứng gà để được bao lâu?
Tuy trứng gà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn không sử dụng đúng cách có khả năng bị phản tác dụng. Trứng gà nếu để quá lâu, hàm lượng dinh dưỡng có trong nó bị suy giảm. Vậy nên bạn cần biết trứng gà nên để bao lâu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn không nên bảo quản trứng gà quá 30 ngày trong tủ lạnh kể từ ngày trứng được đóng gói bán. Nếu bạn mua trứng thì tốt nhất nên sử dụng trong khoảng 3 tuần để đảm bảo chất lượng. Nếu bạn kỹ tính hơn thì chỉ nên mua ít và ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
Nếu muốn biết trứng mua về mới hay cũ bạn có thể nhận biết bằng cách như sau: Bạn hãy đặt quả trứng vào tô nước lạnh đầy
- Nếu trứng chìm xuống đáy và nằm im tức là trứng tươi mới.
- Nếu trứng gà nằm dưới đáy nhưng hơi bồng bềnh thì là trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần).
- Nếu trứng thăng bằng ở trạng thái quay phần nhọn xuống dưới, phần đầu to hơn quay lên phía trên tức trứng đã được 3 tuần.
- Còn nếu trứng gà nổi trên bề mặt nước thì trứng này đã hỏng không thể ăn được nữa.
Có thể bạn quan tâm:
Dưa hấu để được bao lâu? Hơn 10 ngày mà vẫn chưa hư
Kimbap để được bao lâu? Để qua đêm có ăn được không?
10 cách bảo quản trứng gà nên học
1. Quét một lớp dầu
Đây là cách làm dân gian bảo quản trứng khá hiệu quả nên được nhiều bà nội trợ áp dụng. Bạn có thể bôi lên một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng,…Với cách làm này trứng có thể giữ được đến 36 ngày và bạn nên lưu ý bảo quản ở nhiệt độ từ 25 – 32 độ C.
2. Đặt trứng trong vò hoặc bình nước vôi
Bạn chỉ nên chọn trứng mới, còn lành lặn chưa bị dập vỡ. Lấy trứng gà bỏ vào trong vò hoặc bình khô ráo, rồi đổ nước vôi có nồng độ từ 2 đến 3% vào bình. Lưu ý đổ nước phải cao hơn trứng khoảng 20 cm trở lên. Cách bảo quản này bạn có thể bảo quản trứng khoảng 3 đến 4 tháng đấy. Tuy nhiên, nếu mùa hè bạn phải để trứng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Mùa đông không để nơi quá lạnh và đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ mới giữ trứng được lâu.
3. Bảo quản trứng trong trấu khô hoặc mùn cưa
Cách làm này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trải một lớp trấu khô sạch vào đáy thùng đựng. Thực hiện cứ một lớp trấu rải một lớp trứng gà cho đến khi đầy thùng, dùng bìa bọc kín thùng lại và để vào nơi râm mát. Nếu không có trấu bạn có thể sử dụng mùn cưa gỗ hoặc tro đều được. Lưu ý khoảng 1 tháng kiểm tra trứng 1 lần xem có dấu hiệu gì không để kịp thời ứng biến nhé.
1. https://toptacdung.com/archive/3563/
2. https://toptacdung.com/archive/3028/
3. https://toptacdung.com/archive/1185/
4. Bảo quản cùng các loại đậu
Cách khác bạn cũng có thể bảo quản trứng gà trong các loại đậu như đậu tương, đậu đen, đậu xanh,…Làm như vậy có thể giữ trứng được trong một thời gian dài mà không bị hỏng.
5. Đặt trứng gà trong bã chè
Dùng bã chè khô sạch rồi để trứng vào trong đó kết hợp để nơi thoáng mát giúp giữ trứng được khoảng 2 đến 3 tháng. Đây cũng là một cách khá đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng bạn nên thử.
6. Vùi trứng trong muối khô mịn
Với cách này bạn hãy dùng một thùng gỗ rắc một lớp muối dưới đáy thùng rồi xếp trứng vào. Cứ xếp một lớp trứng là một lớp muối và nhớ chèn chặt không để xuất hiện các khoảng trống giữa các quả trứng. Làm đúng cách bạn có thể giữ trứng gà được trong khoảng 1 năm luôn đấy.
7. Bọc trứng bằng giấy bóng hoặc ni lông
Nếu bạn không muốn bảo quản theo những cách trên đây thì có thể dùng giấy bóng hoặc ni lông bọc trứng lại. Cách này trứng cũng để được thời gian dài nhưng không bằng những cách trên.
8. Để trứng trong cám gạo
Bạn có thể rải một lớp cám gạo xuống đáy thùng, rồi xếp trứng gà lên trên xong rải một lớp cám gạo khác lên. Cứ làm liên tục như vậy thành nhiều lớp và lớp trên cùng rải một lớp cám dày. Sau đó đậy nắp kín lại, cứ cách 10 ngày lại đảo lên một lần, nếu thấy trứng nào bị đổi màu thì lấy ra. Cách này có thể giữ trứng tươi trong khoảng từ 4 đến 6 tháng đấy.
9. Bảo quản trứng trong tủ lạnh
Cách bảo quản trứng thông dụng nhất hiện nay là để trong tủ lạnh. Bạn dùng khăn ướt lau sạch trứng rồi để vào tủ lạnh, dựng quả trứng lên, đầu to để hướng lên trên. Cách bảo quản này có thể giữ trứng trong khoảng 1 tháng.
10. Bảo quản trứng gà bằng nước sôi
Bạn hãy nhúng nhanh quả trứng vào trong nước sôi khoảng 30 giây, khi đó lòng trắng trứng sẽ bị đặc lại thành một lớp mỏng sát vỏ. Sau đó, bạn xếp trứng vào tro hoặc than đã rây mịn, nén chặt lại và để được trong khoảng 2 tuần. Lưu ý khi xếp trứng, không để trứng nằm ngang vì lòng đỏ trứng sẽ nổi lên trên sát vào vỏ và biến chất. Nên xếp trứng gà thẳng đứng, đầu to lên trên, đầu nhỏ xuống dưới.
Vậy với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết trứng gà để được bao lâu – 10 cách bảo quản nên học. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, mời các bạn hãy thường xuyên ghé thăm website toptacdung.com của chúng tôi để tìm hiểu nhé. Xin chân thành cảm ơn!