Vào ngày tết, quả phật thủ được chọn vào loại quả chưng trên mâm ngũ quả hay bàn thờ nhằm mang đến sự may mắn, một khởi đầu tốt đẹp để đón chào năm mới. Và nhiều người thắc mắc rằng ” Quả phật thủ để được bao lâu? chưng ngày tết không bị hư” khi mua loại quả này về chưng cúng. toptacdung.com xin trả lời giải đáp thắc mắc cho bạn ở bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Toc
Quả phật thủ là quả gì?
Quả phật thủ là loại có mùi thơm mạnh, thuộc họ Chi Cam Chanh. Sở dĩ quả có tên gọi như vậy là vì quả có hình dáng giống như bàn với nhiều ngón chụm lại giống bàn tay Phật vì vậy cây mới có tên gọi là Phật Thủ. Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylis. Tên đông y: Kim Phật thủ. Tên gọi khác: Phật thủ hương duyên. Trong dân gian còn gọi nó là là Phúc thọ cam.
Cây phật thủ có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản và những năm về đây được trồng khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Cây thích nghi ở những vùng có khí hậu ấm, cây thân gỗ nhỏ quanh năm tươi tốt. Lá mọc sole, hình o-van, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ. Thân cây màu xanh nâu sẫm, cành nhỏ màu xanh. Trên rễ cây có các lông mao, thường ra hoa ở ngọn của cành nhánh, hoa mọc thành từng chùm, bông hoa màu trắng có 5 cánh trông giống như hoa của cây cam, bưởi.
Quả phật thủ thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu, quả khi chín có màu vàng bóng rất bắt mắt, hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết và hương thơm có thể giữ được lâu vì vậy mà nó trở thành một loại quả được ưa chuộng trong ngày Tết, đặc biệt những gia đình theo Phật.
Quả Phật thủ không chỉ mang lại sự sang trọng, vẻ đẹp bắt mắt mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong ngày tết, mang đến tài lộc, khởi đầu năm mới suông sẻ, đầy may mắn. Nó không chỉ là quả chưng bàn thờ ngày tết mà còn xem là món quà ý nghĩa để biếu tặng.
1. https://toptacdung.com/archive/3061/
2. https://toptacdung.com/archive/2397/
3. https://toptacdung.com/archive/1491/
Quả phật thủ có ăn được không?
Nhiều người thắc mắc rằng không biết quả phật thủ có ăn được không vì quả trông có nhiều ngón tay như vậy liệu ăn được không và ăn như thế nào. Và như được biết rằng quả phật thủ không có cơm, ruột mà bên trong có phần lõi xốp màu vàng. Tuy không ăn trực tiếp được nhưng quả phật thủ có làm được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng và những bài thuốc quý dùng chữa bệnh.
Quả phật thủ được người dân sử dụng làm mứt cho ngày tết và không kém phần hấp dẫn, món mứt này còn có thể bảo quản sử dụng từ 6 tháng cho tới 1 năm. Đặc biệt, phật thủ còn được dùng làm gia vị trong cả các món ăn như gà hấp lá sen cùng nấm và phật thủ, mang lại hương thơm, vị vô cùng tuyệt vời. Ngoài ra, phật thủ còn được dùng để pha trà, vì có hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết vì vậy mà ngoài miền Bắc sử dụng trà phật thủ nhiều trong ngày tết.
Quả phật thủ chữa bệnh gì?
Trong Đông y, quả phật thủ có vị đắng, cay từ vỏ, chua từ phần lõi xốp bên trong và có tính ấm. Phật thủ có tác dụng trong việc điều trị được các chứng bệnh như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, đau tức cổ họng, tức ngực, tăng cường chức năng tiêu hóa. Và đặc biệt, rượu phật thủ còn có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần, ý thức không minh mẫn, trầm cảm gây ức chế. Ngoài ra, phật thủ còn là nguyên liệu làm nên các bài thuốc chữa bệnh như:
> Chữa đau bụng kinh: dùng 30gr phật thủ, 6gr gừng tươi, 6gr đương quy, 30ml rượu trắng, tất cả mang đi sắc cùng với nước sôi và dùng để uống sẽ có hiệu quả trong việc giảm các cơn đau bụng kinh, giúp kinh nguyệt đều đặn.
> Đau bụng do vị khí, can khí yếu: dùng 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
>Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.
Quả phật thủ để được bao lâu? chưng ngày tết không bị hư
Những năm gần đây, quả phật thủ được người dân ưa chuộng và lựa chọn nó là loại quả chưng trong ngày tết nhằm mang đến sự may mắn cho gia đình. Cũng giống như loại quả khác, mọi người đều quan tâm đến việc bảo quản phật thủ tươi lâu, vì ai cũng muốn trái cây trong ngày tết lúc nào cũng tươi, vừa đẹp vừa ý nghĩa.
Phật thủ là loài trái lâu hư, nhưng nếu bạn bạn muốn chưng trong ngày tết được lâu và không hu thì cứ khoảng 6-7 ngày bạn dùng một ít rượu trắng để lau lên quả. Ngoài ra, có một mẹo bảo quản phật thủ thật tươi lâu có khi đến 5-7 tháng mà vẫn không hư. Đó là dùng một khe đựng hoa quả phía dưới cho một ít nước và thêm vào viên vitamin B1, và quả phật thủ không nên ngắt hết cành mà chừa lại một khúc cành và để cành vào phần nước đó.
1. https://toptacdung.com/archive/2376/
2. https://toptacdung.com/archive/2438/
3. https://toptacdung.com/archive/708/
Cách này sẽ giúp cho cành ra rễ, bộ rễ này sẽ hút nước để đi nuôi quả luôn được tươi đẹp hơn. Thường thì phật thủ nếu không bảo quản vẫn có thể để được 1-2 tháng, nhưng nếu bạn biết cách bảo quản sẽ để được tận 6-7 mà vẫn không bị hư.
Để tránh phật thủ nhanh bị hư khi chưng tết thì lúc mua về bạn không nên rửa hoặc ngâm quả phật tử trong nước muối. Bởi vì nước đọng ở các khe ngón của quả sẽ tạo môi trường ẩm ướt và dễ gây ra thối rửa. Và không nên chọn những quả phật tử chín quá, vì nó sẽ nhanh úng.
Khi mua quả phật tử thì nên chọn những quả thật đẹp, nhiều ngón tay để chúng xếp thành nhiều vòng hình hình bông hoa hoặc các ngón tay đang chụm lại. Nên chọn những quả có da trơn cật, màu hơi ngã vàng là quả đã già và để chưng ngày tết có thể được lâu và thơm lâu hơn. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng.
Nhiều người truyền tai rằng quả phật tử có độc, rất nguy hiểm khi ăn tuy nhiên bản chất quả phật tử không hề độc hại như mọi người. Nhưng đối với những quả phật tử ngoài chợ, người trồng thường sử dụng những chất kích thích, hóa học để quả được phát triển vì vậy khi ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu bạn muốn sử dụng quả phật tử để dùng nguyên liệu, làm bài thuốc chữa bệnh thì hãy sử dụng quả được trồng tự nhiên, không thuốc, phân hóa học.
Hi vọng với bài viết: Quả phật thủ để được bao lâu? chưng ngày tết không bị hư giúp bạn có được cách và bí quyết giúp quả phật tử được bảo quản lâu, tươi đẹp hơn trong những ngày Tết.