Khoai lang là một loại củ, thực phẩm khá phổ biến đi với người Việt Nam, đặc biệt là được chế biến những món ăn khá được ưa chuộng như khoai lang luộc. Và những loài củ giống như khoai lang theo như chúng ta biết thì sau khi mọc mầm thì sẽ không còn ăn được nữa, khi ăn những loại rau củ đã mọc mầm thì sẽ không tốt cho sức khỏe và gây ra nhiều triệu chứng bệnh lí cho sức khỏe sau này của con người. Vậy Khoai lang mọc mầm có ăn được không, ăn có sao không ? để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay nhé!
Toc
Khoai lang mọc mầm có ăn được không, ăn có sao không ?
Khoai lang là một loài rau củ khá quen thuộc và phổ biến với những món ăn được chế biến từ khoai lang của người Việt Nam. Trong khoai lang có rất nhiều những thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sự trao đổi chất và những hoạt động tiêu hóa, thải độc và thanh lọc cho cơ thể con người. Chính vì thế, mà một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay cho những người cuồng khoai lang và yêu thích món thực phẩm rau củ dưỡng chất này chính là khoai lang sau khi để lâu mọc mầm có ăn được không, ăn có sao không?
Là loại thực phẩm rau củ, thì khoai lang khi được đặt trong môi trường ẩm ướt thì rất dễ bị mọc mầm. Và đối với những củ khoai lang sau khi mọc mầm bạn vẫn có thể ăn và sử dụng được. Nhưng có một điều mà bạn cần nhờ và lưu ý, chính là những loại rau củ quả khi đã mọc mầm thì đã không còn những dưỡng chất vitamin, khoáng chất, và dưỡng chất. Khoai lang vốn dĩ sau khi mọc mầm không hề có độc tính, chỉ là những chất dinh dưỡng mà sau khi khoai lang mọc mầm sẽ được di chuyển xuống hết phần rể mọc mầm để nuôi dưỡng cho rể của khoai lang.
Khi ăn những củ khoai lang bị mọc mầm thì bạn cần gọt bỏ đi những phần mọc mầm lấn chiếm, khoai lang sau khi mọc mầm không có độc tố, bạn vẫn có thể dùng để chế biến và ăn được. Chỉ có điều là không còn chứa nhiều những chất dinh dưỡng, khoáng chất và những dưỡng chất tốt để cung cấp cho cơ thể mà thôi. Với những củ khoai lang mọc mầm bạn vẫn có thể xử lí đi những phần đã bị mọc mầm của khoai lang, sau đó dùng để chế biến trong những món ăn thường ngày của mình và không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Tuy khoai lang mọc mầm không có độc tố những tình trạng khoai lang mọc mầm sẽ là điều kiện cho sự phát triển của những vi khuẩn nấm mốc. Nên khi sử dụng khoai lang khi mọc mầm chế biến những món ăn trong gia đình thì bạn nên chú ý đến những bề mặt ngoài của khoai lang. Nếu bề mặt khoai lang xuất hiện những đốm đen hay nâu thì đấy chính là dấu hiệu của sự nhiễm độc tố do những vi khuẩn nấm mốc gây ra.
1. https://toptacdung.com/archive/2526/
2. https://toptacdung.com/archive/932/
3. https://toptacdung.com/archive/2546/
Và bạn không nên chế biến sử dụng những củ khoai lang có dấu hiệu này trong chế biến món ăn vì có thể dẫn đến những dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt,… đặc biệt là những người già hay trẻ em sẽ càng nguy hiểm hơn khi ăn phải những loại củ mọc mầm đã có dấu hiệu bị nhiễm độc tố.
Những loại củ mọc mầm không nên ăn và sử dụng chế biến
Hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều những trường hợp như nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, ngộ độc… nguyên nhân chủ yếu là ăn và sử dụng những loại thực phẩm rau củ đã mọc mầm và bị nhiễm độc tố. Đó chính là hồi chuông cảnh báo cho những trường hợp liên quan đến ngộ độc thực phẩm, tình trạng nặng hơn khi bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến việc tiêu chảy trong thời gian dài gây mất nước và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, mỗi chúng ta cần hiểu biết thêm về độ nguy hiểm cũng như những kiến thức liên quan đến những loại thực phẩm sử dụng trong những món ăn thường ngày của mình. Đặc biệt là đối với những loại rau củ đã có dấu hiệu bị nhiễm độc như những loại rau củ đã mọc mầm.
Sau đây, là một số những loại củ mọc mầm mà bạn nên tránh ăn và sử dụng để chế biến những món ăn cho những bữa ăn cho những thành viên trong gia đình mà bạn nên biết. Để giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức hơn về những loại thực phẩm mà chúng ta dùng chế biến và đảm bảo được sức khỏe tốt hơn cho những thành viên trong gia đình mình, nhất là những người có bệnh về đường ruột yếu, tiêu hóa, người già và trẻ em.
– Đậu phộng nảy mầm gây khả năng ung thư cao của con người
– Gừng sau khi mọc mầm, bị nấm mốc sẽ có chứa nhiều độc tố safrole, đây chính là độc tố gây nên tổn thương và ung thư đến gan
– Khoai tây mọc mầm gây ngộ độc, dẫn đến những triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, làm giảm đi những chức năng đào thải và cơ chế hoạt động của những bộ phận trong cơ thể con người
– Khoai mì cũng được cho là một trong những loại củ sau khi mọc mầm con người không nên ăn, vì sẽ rất dễ bị ngộ độc vì những loại củ này khi đã mọc mầm đã chuyển sang dấu hiệu cho sự nhiễm độc do những vi khuẩn nấm mốc.
Những loại thực phẩm sau khi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Ngược lại với những loại củ mọc mầm được nêu bên trên thì cũng có một số những loại thực phẩm sau khi mọc mầm không sinh ra nhiều những độc tố mà ngược lại lại có nhiều những hàm lượng chất dinh dưỡng hơn cho sức khỏe của con người. Vậy thì những loại thực phẩm đó là những loại thực phẩm nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé:
Mầm đậu nành
1. https://toptacdung.com/archive/596/
2. https://toptacdung.com/archive/2586/
3. https://toptacdung.com/archive/2624/
Mầm đậu nành chính là loại thực phẩm có rất nhiều những chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho những người có những bệnh về đường tiêu hóa hay đường ruột yếu. Và loại thực phẩm mầm đậu nành sau khi được mọc mầm thì những dinh dưỡng có trong mầm đậu nành lại được tăng gấp bội hơn, vì thế mà mầm đậu nành sau khi được mọc mầm rất tốt cho sức khỏe con người và chúng ta có thể sử dụng để cung cấp cho việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Tỏi mọc mầm
Tỏi chính là loại thực phẩm mà nhiều người hiện nay cho rằng, khi tỏi mọc mầm thì không thể sử dụng được vì nó sẽ có chứa quá nhiều độc tố. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, đối với những củ tỏi đã mọc mầm thì sẽ chứa nhiều hàm lượng oxy hóa cao những củ tỏi tươi. Miễn là những củ tỏi không bị nấm mốc hay biến đổi màu sắc thì bạn vẫn có thể sử dụng chế biến được. Việc ăn và sử dụng tỏi đã mọc mầm sẽ giúp bạn chống lại được ung thu và chống lão hóa.
Cây đậu Hà Lan
Những chuyên gia về sức khỏe hiện nay vẫn luôn khuyến khích chúng ta ăn và sử dụng cây đậu Hà Lan khi đã nảy mầm, bởi trong đậu Hà Lan trong quá trình nảy mầm sẽ chứa đến 2.700 μg /gram hàm lượng carotene, đây là chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của con người. Vì trong những loại rau củ bình thường chỉ chứa 100 μg /gram carotene.