Thường thì nhiều người sẽ biết đến tỏi như một gia vị cho món ăn, làm cho món ăn trở nên thơm ngon, đậm đà hơn. Tuy nhiên, tỏi còn có rất nhiều cách chế biến khác nhau và rất tốt cho sức khỏe của con người và rượu tỏi là một trong số đó. Rượu tỏi có công dụng gì? Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không? Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn nhé!
Toc
Tác dụng của tỏi
Được biết, trong 100g tỏi thì có đến 150 calo, 6.36g protein, 33g carbs, vitamin B1, vitamin B2, B3, B6 và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như sắt, magie, mangan, photpho, kali,…
Sau đây toptacdung.com xin giới thiệu một số công dụng của củ tỏi tốt cho sức khỏe của con người như:
Trị cảm cúm: Tỏi có chứa nhiều allicin, hợp chất này có thể giúp bạn chống lại những cơn cảm cúm thông thường và làm giảm nguy cơ bị cảm cúm ở người. Tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh, ăn tỏi sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn, giảm các cơn ho, đau họng…
Giảm huyết áp: Tỏi có khả năng làm giảm huyết áp, trong tỏi có chứa các hợp chất mang lại có hiệu quả tương tự như những loại thuốc chuyên dụng mà người cao huyết áp dùng đến. Ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì huyết áp được ổn định.
Trị mụn: Những người bị mụn trứng cá hoặc các bệnh ngoài da, dị ứng có thể sử dụng tỏi để chữa. Tỏi có chứa nhiều allicin, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sẹo, trị mụn và dị ứng ở người.
1. https://toptacdung.com/archive/871/
2. https://toptacdung.com/archive/3163/
3. https://toptacdung.com/archive/3068/
Ngăn ngừa ung thư: Hợp chất allicin có trong củ tỏi còn giúp cho con người có thể tránh các bệnh về ung thư như ung thư dạ dày, ung thư thực tràng. Ăn tỏi hàng ngày sẽ giúp cho các tế bào ung thư phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, làm giảm tỉ lệ các khối u trong cơ thể con người.
Chắc xương: Vì tỏi có chứa nhiều dưỡng chất như mangan, vitamin B6, vitamin C, kẽm… Những dưỡng chất này rất tốt cho xương, chống oxy hóa, giúp cho xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, tỏi còn làm tăng lượng nội tiết tố estrogen, làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ.
Ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai: Những bà bầu thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao vì sức khỏe yếu và nhạy cảm. Nếu nhiễm khuẩn trong khi mang bầu sẽ có nguy cơ sinh non rất cao. Tỏi có chứa hợp chất kháng sinh nên sẽ làm giảm được nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
Xem thêm tác dụng của một số cây:
Cách làm rượu tỏi
Cách 1: Tỏi khô đã bóc vỏ, sau đó thái nhỏ ra khoảng 40g, cho vào chai và ngâm với 100ml rượu trắng khoảng 40 -45 độ. Khi rượu tỏi dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng và cuối cùng là chuyển sang màu nghệ thì có thể uống được.
Tốt nhất mỗi ngày dùng 2 lần và uống 40 giọt/lần, uống rượu tỏi trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
Cách 2: Lấy tỏi đã bóc vỏ vào một cái bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào. Nghiền nát đường phèn và rải theo từng lớp tỏi cho đến khi đầy bình thì thôi. Bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, sau một tháng là có thể lấy ra dùng được rồi. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 25ml cho 1 lần uống.
Cách 3: Lấy tỏi đã bóc vỏ tầm 250g, sau đó đem ngâm với 500ml rượu trắng trong bình thủy tinh. Bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát và sau một tuần thì có thể đem ra sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 25 – 30ml cho một lần uống.
Công dụng của rượu tỏi
Theo các nghiên cứu cho rằng, rượu tỏi không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể con người mà lại có công dụng rất tốt nếu sử dụng một lượng vừa phải, hợp lý. Cụ thể như:
1. https://toptacdung.com/archive/3523/
2. https://toptacdung.com/archive/1079/
3. https://toptacdung.com/archive/2807/
- Rượu tỏi có công dụng chữa các bệnh về tim mạch như huyết áp thấp, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Rượu tỏi chữa được các bệnh về xương khớp như viêm đau khớp, mỏi xương khớp, vôi hóa các khớp xương.
- Uống rượu tỏi còn có thể chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản, cảm cúm.
- Rượu tỏi có thể chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, khó tiêu, ợ chua ở người.
- Ngoài ra, theo các nghiên cứu của nhà y học Nhật Bản, rượu tỏi còn có thể chữa trị các bệnh như tiểu đường, bệnh trĩ.
Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không?
Cũng như những loại rượu thuốc, rượu ngâm khác như rượu nếp, rượu vải,… rượu tỏi có thể để được trong một thời gian lâu mà không biến chất. Rượu tỏi để càng lâu lại càng ngon hơn, chính vì thế bạn đừng quá lo lắng vì hũ rượu tỏi của mình đã để lâu mà vẫn chưa hết, không biết nên dùng tiếp hay bỏ đi nhé.
Mặc dù rượu tỏi có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe con người nhưng không nên quá lạm dụng rượu tỏi hoặc uống quá nhiều rượu tỏi, gây ra các tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con người.
Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi phải linh động tăng, giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và bệnh tật mà mọi người mắc phải.
Nếu dùng rượu tỏi để điều trị các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch thì thì cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít béo và đừng quên tăng cường vận động.
Ở nhiều người có thể sẽ bị dị ứng với tỏi, gây mẩn đỏ, ngứa rát. Người sắp phẫu thuật không nên ăn tỏi hoặc uống rượu tỏi và sẽ làm ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu trong giải phẫu.
Công dụng của tỏi cũng như rượu tỏi đã được toptacdung.com giới thiệu trong bài viết Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không? hi vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc!