Rau bánh khúc là một cái tên khá quen thuộc với người dân miền Bắc, nhưng đối với khá nhiều người trên cả nước nó vẫn còn rất xa lạ. Vì vậy, nếu bạn muốn biết cây rau bánh khúc là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì? thì bạn hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay của toptacdung.com nhé.
Toc
Rau bánh khúc là rau gì?
Đặc điểm hình thái
Rau khúc là cây mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô, có tên khoa học là Gnaphalium indicum, họ Cúc. Rau khúc còn có các tên gọi khác như: thanh minh thảo, thử khúc thảo, hoàng nhung gần, phật nhĩ thảo, hoàng hoa bạch thảo, hài nhi thảo…
Rau khúc có 2 loại là rau khúc tẻ và rau khúc nếp. Cây khúc nếp thường có lá nhỏ hơn cây khúc tẻ. Cái tên rau bánh khúc là do lá của rau khúc nếp thường được dùng để làm bánh khúc.
Rau khúc là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 20 – 30 cm, thân có lông trắng mịn. Lá có chiều dài 4 – 6 cm và rộng 0.5 – 0.8 cm, so le hình bầu dục, có đầu hơi nhọn, hai mặt cũng có lông mịn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân có cánh nhỏ khoảng 2 mm, màu vàng. Quả bé hình trứng, rải rác, có hạch nhỏ. Mùa ra hoa quả thường từ tháng 3 đến tháng 5.
Thành phần hóa học
Tachibana Kenji – nhà nghiên cứu người Nhật Bản cùng cộng sự đã nghiên cứu về các thành phần của cây khúc nếp có chứa những thành phần như: Quercetin, Luteolin, 2, 4, 4’ – trihydroxy – 6 ‘ – methoxy chalcon -4’ – O – β – glucosid.
Cùng với đó thì theo như Võ Văn Chi còn cho biết thêm về thành phần hóa học của rau khúc còn có chứa các hợp chất khác như: 5% Flavonoid, 0.05% tinh dầu, Gnaphalin, Lutcoloin -4’- β –D – glucosid; 2, 4, 4’- trihydroxy-6’ – methoxychalcon – 4’ – β – D – glucopyranosid; Lutcoloin -4’- β –D – glucosid, Stigmasterol; Alcaloid; 0.58%xà phòng hóa; Vitamin C, B và các caroten; dầu béo.
Cây rau bánh khúc có tác dụng gì?
Nghe đến tên gọi thì cũng có thể biết được là rau khúc dùng để làm bánh khúc. Bánh khúc là một món ăn dân dã của người miền Bắc, người ta còn gọi đây là món xôi khúc vì nó được làm từ gạo và nếp. Gạo và nếp phải được ngâm qua một đêm với tỷ lệ gạo nếp gấp đôi gạo tẻ. Phần lá khúc được dùng là lá non, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, bỏ vào máy xay thật nhuyễn. Sau đó lấy bột nếp trộn cùng với hỗn hợp này thêm vào chút muối và trộn cho đều tay. Đậu xanh ngâm đãi vỏ, đồ chín rồi giã thật nhuyễn cùng với thịt ba chỉ ướp nhiều hạt tiêu tạo thành một phần nhân đạm đà, vị béo, bùi bùi và thơm cho món bánh.
Ngoài được sử dụng để làm bánh khúc thì rau khúc còn có thể dùng để xào, luộc hay nấu canh ăn rất tốt. Tuy nhiên, rau khúc thường được sử dụng nhiều trong chữa bệnh. Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Rau khúc được dùng để chữa các bệnh ho nhiều đờm, suyễn thở,đau gân cốt, bạch đới, ung thũng, cảm lạnh phát sốt, chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ, điều trị đầy bụng, khó tiêu…
1. https://toptacdung.com/archive/1244/
2. https://toptacdung.com/archive/736/
3. https://toptacdung.com/archive/3523/
Bài thuốc
Rau khúc có rất nhiều tác dụng trị bệnh trong y học. Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo một số các bài thuốc dưới đây:
Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Khi bị chứng bệnh này, bạn dùng rau khúc khô 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, hoàng giới tử 15g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày.
Chữa viêm họng, ho và cảm sốt: để chữa chứng này, bạn sử dụng 30 gram rau khúc khô sắc cùng với 10 gram hành và 10 gram gừng. Thuốc này bạn sắc uống thường xuyên cho đến khi thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Chữa tăng huyết áp: để chữa trị chứng tăng huyết áp, bạn dùng 30g rau khúc cùng với 20g lá dâu để nấu canh ăn hàng ngày. Sau một thời gian sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: đối với bệnh này, bạn dùng toàn cây rau khúc với lượng khoảng từ 30 – 60g rồi sắc lấy nước nước uống trong ngày.
Chữa thống phong (gút): những chỗ sưng đau của bệnh này sẽ giảm bở khi bạn dùng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào.
Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): đối với chứng bệnh này, bạn dùng 60g tất cả các bộ phận của cây rau khúc khô, sắc nước uống trong ngày.
Chữa khí hư bạch đới: phụ nữ bị bệnh này thường gây cảm giác rất khó chịu. Vì vậy, khi bị bệnh này bạn hãy dùng 15g rau khúc cùng với đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, 12g thổ ngưu tất và sắc nước uống trong ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không uống trong những ngày đang hành kinh vì nó có thể gây rong huyết.
Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: đối với những mụn nhọt mới nhú, bạn hãy nhanh chóng dùng lá rau khúc tươi trộn với muối và cơm nguội và để đắp lên nhọt sẽ nhanh chóng khô lại.
Chữa ngộ độc đậu tằm, đậu răng ngựa hay đậu la hán: đối với chúng ngộ độc này, bạn cần dùng 60g rau khúc khô, nhân trần 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, xa tiền thảo 30g. Sắc với lượng nước ban đầu 1.200ml, sắc đến khi cạn còn 800ml thì hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.
1. https://toptacdung.com/archive/63/
2. https://toptacdung.com/archive/2324/
3. https://toptacdung.com/archive/1564/
Những điều cần biết khi dùng rau khúc để chữa bệnh
Liều dùng
Thông thường thì những bệnh nhân khác nhau sẽ có những liều dùng khác nhau. Quy định liều dùng thường được dựa theo bệnh lý, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và một số các vấn đề liên quan khác. Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng rau khúc để điều trị các bệnh ở trên bạn hãy chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ của rau khúc
Không phải tất cả những thảo mộc thiên nhiên đều an toàn đối với người sử dụng. Nhiều người có dị ứng với các loại rau họ cúc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc điều trị cho mình trước khi muốn sử dụng chúng.
Mức độ an toàn của rau khúc
Tuy rau khúc từ lâu đã được dùng để chữa trị bệnh theo đông y, nhưng độ an toàn của rau khúc hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ nên nếu bạn đang có thai, đang cho con bú hay bị đồng thời các bệnh khác thì bạn nên tìm đến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Qua bài viết cây rau bánh khúc là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì? có lẽ đã giúp bạn biết thêm nhiều điều từ loại rau này. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ một loại thảo mộc nào, bạn cũng đều nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.