Sở hữu cái tên tương đối đặc biệt và thu hút, cây Sói rừng tương đối xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là một loài thực vật mang đến rất nhiều tác dụng điều trị bệnh lý cho con người. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Topn.vn tìm hiểu ngay về top 8 tác dụng của cây sói rừng là gì bạn nhé!
Toc
Những thông tin thú vị về cây sói rừng
Mặc dù sở hữu cái tên lạ lùng và có phần đáng sợ nhưng đây lại là loại cây vốn xuất hiện rất phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cây sói rừng hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: quan âm trà, soi nhẵn, cửu tiết lan, cốt phong tiêu, kê cốt hương, cửu tiết trà, thảo san hô, tiếp cốt mộc, sơn hồ tiêu, tiếp cốt trà,…và có chung một tên khoa học là Sarcandra glara (Thunb) Nakai. Sở dĩ chúng có rất nhiều tên gọi chính là bởi ở mỗi một vùng miền, loại cây này lại được gọi với một thức tiếng địa phương khác nhau.
Tại nước ta, loài cây này chủ yếu sống tập trung tại các khu vực Việt Nam loài cây này được tìm thấy ở các vùn phía Bắc như Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tây hay các cao nguyên như: Lâm Đồng, Kontum. Cây này chủ yếu mọc hoang trên bìa rừng, nơi đất ẩm, sức sống rất mãnh liệt.
Đặc điểm của cây sói rừng tương đối dễ nhận biết. Đó là dòng cây bụi thường mọc theo cụm lớn nhỏ với chiều cao trung bình có thế đạt tới 1-2 m tùy điều kiện sinh sống. Khác với những loại cây bụi khác thường có thần sù sì hoặc là thân mềm, cây sói rừng có thân khá nhẵn, nhánh cây tròn, nhỏ và thường có màu xanh đậm hoặc nâu.
Lá của loại cây này mọc đối xứng, có viền răng cưa, càng lên cao lá càng nhỏ đi. Lá sói rừng có độ dài tương đối lớn từ 7 đến 20 cm với chiều rộng từ 2 đến 10 cm. Khi cây ra hoa, sói rừng thường kết thành bông màu trắng, tròn và rất đẹp. Sau một thời gian khi lớp hoa rụng đi quả sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Quả của loại cây này có hình tròn, màu đỏ nổi bật, vỏ bóng mịn.
Cây sói rừng là một loại cây có rất nhiều công dụng trong điều trị, chữa bệnh. Với vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, hơi có độc loại cây này được các sách Đông y ghi lại với các tác dụng như: kháng viêm, giảm đau, tiêu độc, điều trị chứng phong thấp. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng nói rằng cây sói rừng có khả năng ức chế và ngăn chặn sự hoạt động, phát triển của một số khuẩn như: trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus,…
Top 8 tác dụng thần kỳ của cây sói rừng
8 tác dụng dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ về tác dụng của loại cây này đấy!
Cây sói rừng có tác dụng của trong điều trị ung thư
Mặc dù sở hữu cái tên ghê sợ nhưng thực tế đây lại là loại cây được sử dụng trong việc điều trị nhiều loại ung thư. Dựa trên nguyên lý: cơ thể của người mắc bệnh ung thư có nghĩa là các tế bào ung thư bên trong đang dần phát triển, lớn lên và một trong những nguyên nhân được xác định đó chính là quá trình oxy hóa. Khi Oxy hóa xảy ra sẽ tạo ra các gốc tự do – đây chính là mầm mống của các tế bào gây tổn thương mô, biến đổi DNS và dần hình thành bệnh lý về ung thư.
Các nghiên cứu ý khoa chuyên sâu đã chỉ ra rằng trong thành phần của cây sói rừng có các hoạt tính giúp làm chậm khả năng phát triển dẫn đến phát bệnh ung thư. Những thành phần này có tác dụng rất tuyệt vời trong việc làm chậm quá trình oxy hóa, giảm thiểu khả năng phát bệnh. Thêm vào đó, loại cây này cũng chứa một lượng lớn các chất kháng gốc tự do, vì vậy làm giảm đáng kể khả năng phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn ung thư phát triển.
Bài thuốc để phòng ngừa và điều trị ung thư với cây sói rừng trong Đông y bao gồm:
1. https://toptacdung.com/archive/2526/
2. https://toptacdung.com/archive/2501/
3. https://toptacdung.com/archive/1649/
Cây sói rừng khô: 20 gram
Cây xạ đen khô: 30 gram
Sắc 2 loại cây này với 1l nước cho đến khi chúng cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Uống thuốc này trong ngày, chia làm 3 lần, thực hiện thường xuyên sẽ giúp thuốc mang đến hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, việc điều trị ung thư cần thiết kết hợp Đông- Tây y. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng cũng như thăm khám thường xuyên để có được pháp đồ điều tri đúng nhất.
Cây sói rừng và 7 tác dụng chữa bệnh thường gặp khác
– Các tác dụng phòng cảm mạo của cây sói rừng từ lâu đã được biết đến. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 15 gram loại cây này cùng tía tô, kim ngân và đem sắc uống như trà hằng ngày là các triệu chứng của cảm mạo sẽ nhanh chóng biến mất.
– Với khả năng kháng viêm rất tốt, cây sói rừng cũng có công năng trong việc điều trị và kháng viêm hiêu quả. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh, với nhóm bệnh nhân mắc viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính khi sử dụng cây sói rừng cho hiệu quả điều trị lên đến hon 80%.
Bài thuốc này tương đối đơn giản: bạn cần dùng khoảng 40gram lá sói rừng sắc làm nước uống, chia 3 lần uống trong ngày sẽ mang đến hiệu quả điều trị vô cùng tuyệt vời.
– Chữa viêm khớp, gãy xương bằng cách sử dụng cây sói rừng tươi, giã nát, sao rượu, đắp hoặc đem rễ của loại cây này sắc với nước uống hằng ngày.
– Chữa vết thương ngoài da, xuất huyết bằng cách đắp phần lá đã được giá nát lên vùng thương tổn. Cũng có nhiều tài liệu ghi lại cách dùng rễ cây để ngâm rượu uống.
– Chữa vết thương, loét không liền miệng, nhiệt miệng bằng nước cây sói rừng.
– Chữa bỏng nước sôi một cách vô cùng hiệu quả với phần lá đem phơi khô, tán mịn và trộn thêm dầu vừng. Hằng ngày bôi hỗn hợp này vào vết thương sẽ nhanh chóng giúp vết bỏng được hồi phục.
Những lưu ý khi sử dụng cây sói rừng
Cây sói rừng thường được sử dụng dưới 3 dạng là dạng tươi, dạng phơi khô sao vàng, tán bột và cuối cùng là ngâm rượu. Trong đó phương thức ngâm rượu phổ biến nhất bởi nó là thứ rượu thuốc giúp chữa nhiều loại bệnh lý như: đau túi ngực, đau nhức xương khớp, cảm mạo, viêm phổi hay rối loạn kinh nguyệt.
1. https://toptacdung.com/archive/2464/
2. https://toptacdung.com/archive/3102/
3. https://toptacdung.com/archive/2774/
Tuy nhiên, dù với bất kì hình thức sử dụng nào thì bạn cũng nên tìm kiếm những địa chỉ mua loại cây này uy tín nếu không tự trồng được. Hiện nay trên thị trường, giá cây sói rừng được bán với giá trên dưới 190 ngàn đồng/ kg. Chủ yếu chúng được bán tại các cửa hiệu thuốc bắc hoặc các cửa hàng online. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua ở các chợ. Tốt nhất nên tiến hành kiểm tra kỹ càng trước khi nhận hàng để đảm bảo lá cây không bị mốc.
Đặc biệt, một lưu ý vô cùng quan trọng khi sử dụng cây sói rừng đó là chúng rất độc với phụ nữ mang thai và người âm hư hỏa vượng. Do đó với 2 đối tượng này tuyệt đối không sử dụng.
Hi vọng rằng, với những thông tin về top 8 tác dụng của cây sói rừng trên đây sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy share bài vết để có nhiều người hơn biết về loài cây này nhé!