Na rừng luôn được coi là một loại thảo dược quý được đồng bào sử dụng từ xưa đến nay, một trong những bày thuốc rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy quả na rừng có tác dụng thần kỳ gì mà được mọi người gọi là thảo dược quý, để biết được điều đó, hãy cùng theo dõi bài viết top 8 tác dụng của quả na rừng ngay sau đây.
Toc
Na rừng và thành phần có trong quả na rừng
Na rừng có tên gọi khác là nắm cơm, chí chuôn chua, na dây, ngũ vị tử nam; tên khoa học là Kadsura Coccinea. Đây là loại cây leo có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm. Cây na rừng mọc rải rác trong các rừng kín, rừng tái sinh ở độ cao từ 200 – 1000m. Loại cây này có nguồn gốc từ thung lũng Andean và Ecudor. Hiện nay, loại cây này phân bố ở các vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… và còn ở Trung Quốc, Lào.
Quả na rừng có hình dạng tròn, nhiều mắt. Có hình dạng bên ngoài giống quả na ta những to gấp ba, gấp bốn lần quả na ta. Khi chín, na rừng có mùi thơm nhẹ và múi na rừng có màu hồng. Múi na rừng rất to, dễ tách ra thành từng múi nhỏ.
Theo nghiên cứu thì trong quả na rừng có chứa các thành phần dược chất và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể
– Thành phần dưỡng chất: vitamin B1, vitamin C, vitamin B2, B3; Canxi; Cacbonhydrat; Careoten; chất béo; chất xơ; calo năng lượng.
– Thành phần dược chất: Beeta – Caryophyllence, Himachalene, Humulene, Copaene, lignin và triterpenoid,…
Top 8 tác dụng của quả na rừng
Cây na rừng có tác dụng rất nhiều trong việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Quả na rừng, rễ cây, thân cây đều có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, quả na rừng có vị ngọt, có tác dụng hành khí chi thống, hoạt huyết, an thần, hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột mãn tính, viêm loét dạ dày,… cùng rất nhiều tác dụng khác nữa:
– Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp,…
– Giúp điều hòa khí huyết giúp ăn ngon ngủ tốt.
– Hỗ trợ điều trị huyết áp cao.
– Tác dụng bồi bổ cơ thể, hồi sức, tăng cường sức khỏe.
– Ngăn ngừa đau bụng trước khi hành kinh.
– Hỗ trợ điều trị sản hậu ứ, đau sưng vú, chống bệnh hậu sản sau sinh.
1. https://toptacdung.com/archive/539/
2. https://toptacdung.com/archive/275/
3. https://toptacdung.com/archive/2490/
– Quả na rừng đem ngâm rượu là bài thuốc bổ sinh lý rất hiệu quả, có khả năng hỗ trợ điều trị chứng vô sinh hiếm muộn, chứng xuất tinh sớm,…
Ngoài những tác dụng mà quả na rừng mang lại, rễ của cây na rừng cũng đem lại rất nhiều hiệu quả thần kỳ. Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô, dùng dần.
– Chữa bệnh viêm ruột mãn tính, viêm loét dạ dày, hành tá tràng và viêm dạ dày ruột cấp tính.
– Chữa bệnh phong thấp, đau xương khớp, đòn ngã bị ứ đau.
– Kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng.
– Ngăn ngừa đau bụng trước khi hành kinh.
Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau.
Khi hãm nước riêng, vị Na rừng có vị hơi chat, dùng làm thuốc chữa bệnh phong tê thấp người suy nhược, đau dạ dày hành tá tràng, đại tràng ngoại thương xuất huyết, thân rễ ngâm rượu đánh gió xoa bóp vào chỗ đau nhức mỏi.
Cách dùng quả na rừng
Quả na rừng thường sử dụng khi quả chín hoặc gần chín. Nếu sử dụng quả gần xanh thì sẽ không tốt, quả na rừng khi mua về có thể dùng theo các cách sau:
– Để nguyên cả quả na ngâm rượu hoặc có thể tách ra từng múi để ngâm.
– Phơi khô quả nắm cơm sau đó dùng ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc.
– Dùng quả na rừng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.
Cách ngâm rượu cây na rừng:
Bước 1: Rửa sạch quả na rừng, tách quả na rừng thành từng múi nhỏ, để cho quả dễ chiết suất ra các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng trong quá trình ngâm rượu.
1. https://toptacdung.com/archive/2742/
2. https://toptacdung.com/archive/2386/
3. https://toptacdung.com/archive/3314/
Bước 2: Để ráo nước rồi đem phơi khô dưới nắng dịu nhẹ hoặc đem sấy khô dưới lửa nhỏ.
Bước 3: Cho riêng quả na rừng vào ống tre bịn thật kín.
Bước 4: Đem quả na rừng đun cách thủy.
Tuy nhiên, khi ngâm rượu na rừng, mọi người cần lưu ý một số điều sau:
– Khi ngâm rượu quả na rừng, có thể chọn những quả chín để ngâm. Đối với rượu thì nên chọn loại rượu từ 40 – 50 độ là loại rượu lúa nếp quê.
– Khi chọn bình ngâm rượu, nên chọn bình gốm, sứ hoặc thủy tinh, và không nên chọn bình nhựa vì trong nhựa có các chất hóa học độc hại, trong quá trình ngâm rượu lâu ngày có thể sản sinh ra các chất hóa học có hại cho cơ thể của người dùng.
Giá cây na rừng trên thị trường
Do có giá trị cao về dược liệu nên na rừng được rất nhiều thương lái tìm mua và trả giá cao. Một quả na rừng chín, có trọng lượng lớn có giá khoảng 500 nghìn đồng/ kg, trung bình mỗi quả từ 3 – 4 kg có giá vài triệu đồng/quả. Bên cạnh đó về mặt Đông y, để tránh mua phải loại thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng và ảnh hưởng đến sức khỏe thì người mua nên lựa chọn những địa điểm có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng tốt.
Trên đây là những thông tin bổ ích về top 8 tác dụng của quả na rừng, mong là sẽ giúp các bạn đọc tìm ra được vị thuốc bổ ích, bồi bổ cho sức khỏe của bản thân và cho gia đình nhé!