Khi chế biến các món lẩu không thể thiếu các loại rau ăn lẩu được nấu kèm trong đó. Càng nhiều rau giúp món lẩu càng ngon, đồng thời giúp giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng, giải độc. Thế bạn đã biết nên chọn loại rau nào nấu lẩu chưa? Sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp các loại rau ăn lẩu thường được sử dụng nhất để bạn tham khảo.
Toc
Các loại rau ăn lẩu quen thuộc
Khi nấu lẩu tùy vào từng món lẩu sẽ thích hợp với các loại rau ăn lẩu khác nhau. Và có những loại rau kiêng kị với món lẩu nào đó vì có thể thành phần của chúng tác dụng tạo thành chất độc hại. Sau đây là một số loại rau thích hợp với các món lẩu chúng tôi gợi ý cho bạn:
Lẩu rêu cua
Đối với món lẩu rêu cua có thể ăn kèm với các loại rau như rau muống, rau mồng tơi, rau cải… Nhưng không thể thiếu các loại rau sống và hoa chuối thái mỏng sẽ giúp món lẩu này của bạn ngon hơn gấp bội phần. Đặc biệt nếu ăn với hoa chuối chát màu xanh sẽ ngon hơn hoa chuối đỏ đấy nhưng chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Lẩu ốc
Với món lẩu ốc thường các loại rau ăn kèm sẽ là rau tía tô, rau muốn chẻ hoặc cũng có thể ăn một số loại rau khác hạn chế bớt độ ranh của món này. Ngoài ra, món lẩu ốc nên có sự góp mặt của thịt bò, giò tai, đậu sẽ thơm ngon và nhiều màu sắc hơn.
Lẩu vịt, lẩu gà
Khi chế biến món lẩu vịt người ta thường ăn kèm các loại rau như rau muống bỏ bớt lá, rau ngổ. Còn với món lẩu gà nên ăn cùng các loại rau như kèo nào, bông súng, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống… Món ăn lẩu của bạn sẽ càng ngon nếu kết hợp tất cả các loại rau trên.
Lẩu bò nhúng dấm
Lẩu bò nhúng dấm có vị dấm chua, mùi thơm của xả, thịt bò được nhúng qua nước lẩu cuốn với bánh tráng, chuối xanh cắt chỉ, rau thơm rồi chấm mắm nêm. Món này rau ăn kèm thích hợp của nó là rau cải thảo, cải thìa, cải ngọt… Vị của món lẩu này rất đậm đà nhờ có thịt bò nên ngọt nước cùng mùi thơm của rau tạo nên món ăn hoàn hảo khiến ai cũng khó quên sai khi thưởng thức.
1. https://toptacdung.com/archive/3363/
2. https://toptacdung.com/archive/3170/
3. https://toptacdung.com/archive/2494/
Lẩu cá kèo
Cá kèo là loại cá có thịt mềm, ngọt nên thường được dùng để nấu lẩu. Người ta thường các loại rau như rau đắng, hoa chuối, rau muốn ăn kèm với lẩu cá kèo. Hương vị của món lẩu này hơi chua chua, ngọt ngọt và vị hơi chát của lá giang. Khi ăn bạn nên ăn kèm thịt cá với rau sẽ ngon hơn rất nhiều so với việc ăn riêng chúng.
Lẩu ếch
Măng củ là thành phần không thể thiếu trong món lẩu ếch vì nó giúp tạo nên hương vị đặc trưng, thơm ngon hơn cho món này. Ngoài ra, lẩu ếch có thể ăn kèm cùng các loại rau như rau muống, rau mồng tơi, mùi tàu và lá chanh. Tất cả sẽ giúp cho món ăn thêm phần đậm đà và màu sắc cũng hấp dẫn hơn rất nhiều.
Lẩu hải sản
Lẩu hải sản được số đông người thích ăn nhất trong các món lẩu. Món này vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa chế biến nhanh gọn, không cần quá cầu kỳ. Lẩu hải sản hơi tanh nên thường được ăn kèm cùng các loại rau như hành tươi, rau thơm, rau ngò ôm, dứa, rau muống, rau cần, cải ngồng…
Những loại rau không nên ăn với các món lẩu
Lẩu bò không ăn với rau mồng tơi
Nếu ăn lẩu bò với rau mồng tơi rất dễ bị đau bụng khiến bụng của bạn bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Nên tuyệt đối không dùng rau này khi chế biến món lẩu bò nhé. Thay vào đó nên ăn với cải thảo, cải xanh, rau cần, khế chua, nấm…
Lẩu hải sản không ăn với cà chua
Với món lẩu hải sản không nên ăn kèm với những loại rau quả giàu vitamin C như cà chua, chanh… Vì hải sản khi kết hợp với vitamin C thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín. Chất này có thể gây ngộ độc cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó nên ăn kèm rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, rau thơm… với món lẩu hải sản.
Lẩu gà không ăn với rau kinh giới
Rau kinh giới là loại rau tuyệt đối không được ăn chung với lẩu gà. Vì thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị đắng tính ấm phá kết khí hạ ứ huyết. Nếu kết hợp ăn hai thứ rau này lại với nhau có thể gây nên hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Thay vào đó lẩu gà nên được ăn với rau ngải cứu vừa tốt cho sức khỏe, giải được độc tố mà khi ăn chung rất thơm ngon. Đồng thời có thể ăn kèm với rau cải xanh, rau đắng, rau muống hoặc bắp chuối cho món lẩu gà của bạn.
Lẩu rêu cua kỵ cần tây, khoai lang
Với món lẩu rêu cua không nên ăn với rau cần tây, khoai tây và rau khoai lang. Vì cua ăn chung với những loại rau này gây ảnh hưởng đến sự hấp thu protein của cơ thể hoặc gây sỏi thận nên bạn hãy lưu ý điều này để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.
Lẩu dê kỵ giấm
Khi chế biến lẩu dê tuyệt đối không ăn kèm với giấm vì giấm sẽ khiến những thành phần dinh dưỡng trong thịt dê bị giảm đi đáng kể. Thay vào đó món lẩu dê nên ăn kèm với củ sen, khoai môn, nấm mèo, tía tô, măng chua sẽ phù hợp và ngon hơn rất nhiều.
1. https://toptacdung.com/archive/790/
2. https://toptacdung.com/archive/1690/
3. https://toptacdung.com/archive/2976/
Lưu ý chọn rau an toàn để ăn lẩu
Để phòng tránh bị ngộ độc, bạn nên chọn những loại rau ăn lẩu có nguồn gốc rõ ràng. Nên mua rau tại các cửa hàng rau sạch hoặc rau nhà trồng là tốt nhất. Bởi mua rau ngoài chợ rất dễ gặp phải rau bị tẩm hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu, trồng trong môi trường ô nhiễm…
Khi ăn lẩu hạn chế ăn kèm với những loại rau dễ gây ngộ độc như dọc mùng, nấm, hoa bí, giá đỗ… Và những loại rau hơi khác, ít được dùng ăn lẩu thì không nên dùng vì có thể gây ngộ độc. Hoặc một số loại rau hơi giống với rau ăn lẩu ban nên cẩn thận chứ không nhầm lẫn đấy. Ví dụ dọc mùng khá giống với cây môn ngứa, chỉ khác màu lá, nếu ăn nhầm với rau môn ngứa sẽ gây dị ứng ngứa vùng miệng và cổ họng.
Khi ăn lẩu, bạn cần rửa sạch sẽ các loại rau, ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau để loại bỏ một số hóa chất độc hại. Cần loại bỏ rau héo úa, sâu bọ và khi ăn cần nhúng rau thật kỹ, không để rau bị sống gây ngộ độc. Còn với một số loại rau có thể ăn sống được thì không cần nhúng mà chỉ cần ăn kèm theo.
Trong bài viết chúng tôi đã cung cấp các loại rau ăn lẩu thông dụng và lưu ý một số điều khi chọn rau ăn lẩu bạn nên biết. Hy vọng những thông tin hữu ích giúp bạn bổ sung được nhiều điều hay. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của toptacdung.com.
Xem thêm:
- Top 8 tác dụng của hoa vối, nụ vối
- Top 5 tác dụng của hoa anh thảo
- Top 7 tác dụng của nước rong biển – Tuy bổ dưỡng nhưng cần lưu ý